TRANG CHỦ » » ‘Nghị định bắn người’ của công an là vi hiến

‘Nghị định bắn người’ của công an là vi hiến

Written By Trầm Hương Thơ on Thứ Tư, 13 tháng 3, 2013 | 02:04


HÀ NỘI (NV) – “Cho công an cái quyền ngang nhiên bắn người, lại còn đòi cho quân đội tiếp tay đàn áp dân là vi hiến.” Luật Sư Lê Ðức Tiết, phó chủ nhiệm Hội Ðồng Tư Vấn về Dân Chủ-Pháp Luật (Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc CSVN) phát biểu qua cuộc phỏng vấn trên báo ‘Giáo dục Việt Nam’ hôm Thứ Hai 11 tháng 3, 2013.



Luật Sư Lê Ðức Tiết. (Hình: Báo Quảng Ninh)


Luật sư này nói rằng Nghị định mà Bộ Công An đang đòi ban hành là “một sự vi hiến, vi phạm pháp luật” và “sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng do việc lạm dụng quyền hạn của những người thi hành công vụ, từ đó, xã hội sẽ bị rối loạn”.

Phản ứng của nhiều luật sư được tường thuật trên báo chí ở Việt Nam đều phần đông đả kích mạnh mẽ dự thảo nghị định mà Bộ Công An đòi “bắn trực tiếp” các “đối tượng” chống lại người “thi hành công vụ”.

Hiện nay, điều 15 Luật Hình Sự CSVN cũng như “Pháp lệnh mang số 16/2011/UBTVQH12” của Quốc Hội CSVN quy định rõ ràng về các trường hợp “phòng vệ chính đáng” của người “thi hành công vụ”.

Theo pháp lệnh vừa nói, các trường hợp được phép nổ súng gồm: a) Ðối tượng đang sử dụng vũ lực, vũ khí, vật liệu nổ trực tiếp đe dọa đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác; b) Ðối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc đe dọa sự an toàn của công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng được bảo vệ theo quy định của pháp luật; c) Ðối tượng đang thực hiện hành vi cướp súng của người thi hành công vụ; d) Ðối tượng đang sử dụng vũ khí gây rối trật tự công cộng có thể gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng; đ) Ðối tượng đang đánh tháo người bị giam, người bị dẫn giải do phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, tái phạm nguy hiểm; người bị giam, giữ, bị dẫn giải, bị áp giải do phạm tội đặc biệt nghiêm trọng đang chạy trốn hoặc chống lại; e) Ðược phép bắn vào phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông đường thủy nội địa để dừng phương tiện đó trong các trường hợp sau, trừ phương tiện giao thông của các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế: Ðối tượng điều khiển phương tiện đó tấn công hoặc đe dọa trực tiếp đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác.

Trong khi đó, theo ông Lê Ðức Tiết, dự thảo nghị định của Bộ Công An “chưa có quy định của pháp luật một cách đầy đủ” và “không chính xác”.

Ông lấy dẫn chứng vụ nổ súng của lực lượng công an ở Tiên Lãng hồi đầu năm 2012 là sai trái.

Theo ông, dự thảo nghị định mới còn đòi đưa quân đội đến để hợp sức với công an bắn dân là vi hiến vì quân đội là lực lượng để bảo vệ đất nước, bảo vệ dân chứ không phải để bắn dân.
Nạn nhân Nguyễn Hữu Năm đang cấp cứu tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước. Ông này thoát chết sau khi bị trưởng công an xã bắn vào cổ ngày 1 tháng 3, 2012 tại xã Long Hà, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước chỉ vì cự cãi bắt cờ bạc. (Hình: VNExpress)


Trong khi đó, Luật Sư Trần Quốc Thuận, nguyên ‘phó chủ nhiệm văn phòng Quốc Hội CSVN’ nay hành nghề luật ở Sài Gòn, nói: “Cảm giác đầu tiên của tôi là rùng mình, sợ và lo lắng là nếu làm thực hiện theo đúng dự thảo nghị định đó thì không biết hậu quả như thế nào”.

Theo ông Thuận nhận xét, từ ngữ của nghị định mới “tù mù” mà đòi hỏi của văn bản quy phạm pháp luật là từ ngữ phải “rạch ròi”, “chính xác”.

Ông cho rằng điều mà ông quan tâm là “Dự thảo nghị định này có tồn tại dưới dạng một nghị định hay không khi nó xâm phạm đến quyền tự do thân thể của con người, kể cả tính mạng của con người. Ðó là về nhân quyền và điều này đã được đưa vào trong hiến pháp”.

Ông cũng cho rằng cái nghị định mới của Bộ Công An đòi đưa quân đội đến hợp sức với công an là sai. Ông thuật lời nói của bộ trưởng quốc phòng CSVN phản ứng sau khi huyện đội Tiên Lãng được đưa tới đàn áp gia đình ông Ðoàn Văn Vươn ở Cống Rộc là “quân đội làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc chứ quân đội không làm về an ninh, trật tự”.

Theo ông Thuận, dự thảo nghị định này đang “mở cửa” cho những “hành động đáp trả có thể vượt quá giới hạn cho phép và không tương xứng”.

Dù không có cái nghị định đang “lấy ý kiến” cho công an CSVN quyền sinh sát, hơn chục người dân chết mỗi năm vì nhục hình hay công an bị bắn. Ða số các tên công an giết người đều không bị truy tố vì đổ cho người ta “tự tử”.

 (T.N.)
Share this article :

Đăng nhận xét

 
Support : Creating Website | Johny Template | Mas Template
Copyright © 2011. CHIM ÉN MÙA XUÂN - All Rights Reserved
Template Created by Creating Website Published by Mas Template
Proudly powered by Blogger